Giá tiêu hôm nay ngày 22/11 tại các tỉnh Tây Nguyên giao dịch phổ biến quanh mức 77.000 – 78.000 đồng/kg. Trong khi đó tình hình xuất khẩu mặt hàng ngày sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hồ tiêu của nước ta sẽ ngày càng khó khăn do một loạt rào cản kỹ thuật ở các nước nhập khẩu (đặc biệt là các thị trường Mỹ, EU…) ngày càng khắt khe. Trong khi đó,
>>> Xem chi tiết giá hồ tiêu: http://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-hom-nay-2211-co-noi-giam-toi-gan-1000-dongkg-38139.html
Giá tiêu hôm nay 22/11
Theo Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA), Luật thực phẩm EU quy định thực phẩm nhập khẩu vào các nước EU phải tuân theo quy định Codex Stan 1993-1995 nhưng gần đây, do có nhiều cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng nên EU đặc biệt quan tâm nhiều nhất tới vấn đề dư lượng thuốc BVTV trên nông sản và đã đưa ra nhiều quy định cụ thể hơn.
Giá tiêu hôm nay 22/11 giao dịch dưới 80.000 đ/kg |
Đối với hồ tiêu, hiện nay 6 loại hoá chất là Biphenyl, Carbendazim, Cypermethrin (và Permethrin), Metalaxyl, Propamocab, Anthraquinon là những chất bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trên hồ tiêu nhập khẩu vào châu Âu.
Mới đây, Tổ chức Lương thực Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO) lại đưa ra một Danh mục 38 loại hoạt chất dùng trong sản xuất nông nghiệp sẽ phải đánh giá và đánh giá lại về độ độc và mức độ tồn dư thuốc BVTV để chuẩn bị cho việc ban hành một hàng rào kỹ thuật mới.
Ngoài ra, EU còn quan tâm nhiều tới sự nhiễm bẩn chéo trong quá trình bảo quản, cất trữ, vận chuyển, phân phối và vấn đề các chất gây dị ứng đặc biệt là khói, khí PAH/Anthraquinone lây nhiễm vào hạt tiêu trong quá trình sấy sai phương pháp hay các loại dầu khoáng (Mosh, Moah) lây nhiễm khi vận chuyển.
Đáng chú ý là với hạt tiêu, EU còn kiểm soát chặt một số chất gây dị ứng pyrrolizidine alkaloids thường có ở các loại cây hoang dại mọc xen lẫn trong các vườn trồng hồ tiêu, có thể gây dị ứng hoặc ảnh hưởng tới nội tạng cơ thể, đặc biệt là làm tổn thương gan…
Thị trường Mỹ hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, tuy nhiên theo Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA), dự kiến tới tháng 1.2018, Chính phủ Mỹ sẽ thay đổi một số điểm mấu chốt trong quy định với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, theo đó phía Mỹ không chỉ kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu nhập hàng mà sẽ tiến tới kiểm tra hàng hóa tận nơi xuất xứ.
Giá tiêu hôm nay tại các vùng nguyên liệu vẫn ở mức thấp, dưới 80.000 đồng/kg, trong khi đó tình hình xuất khẩu mặt hàng ngày sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Như vậy đối với mặt hàng hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ, Mỹ sẽ kiểm soát cả quy trình canh tác từ vùng sản xuất. Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam muốn bán hồ tiêu vào Mỹ sẽ phải thông qua công ty đại diện ở Mỹ. Công ty này phải đăng ký 2 năm/lần vào năm chẵn, phải thực hiện gia hạn đăng ký nếu không sẽ hết hiệu lực; phải đồng ý để FDA đến thanh kiểm tra.
Ngặt nghèo hơn, thay vì trước đây, chất lượng sản phẩm chỉ kiểm tra tại cảng thì hiện nay, DN phải chứng minh chất lượng thông qua hồ sơ chứng nhận mỗi khâu: nguyên liệu – sản xuất – thành phẩm – bảo quản – vận chuyển đến thị trường xuất khẩu. Chứng nhận này phải do đơn vị thứ 3 độc lập của FDA chỉ định.
Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định: Điều đáng lo ngại hiện nay là ngành trồng tiêu của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển nóng, sản lượng tăng cao, trong khi tiêu là cây trồng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt là thời tiết, nguồn nước, sâu bệnh…); việc sản xuất hồ tiêu chủ yếu ở quy mô nông hộ, do đó việc kiểm soát về dư lượng thuốc BVTV và vệ sinh an toàn thực phẩm càng cần phải được coi trọng.
"Ngành công nghiệp hồ tiêu Việt Nam sẽ phát triển tốt nếu tập trung giải quyết tốt khâu nguyên liệu sản xuất trên đồng ruộng, tổ chức sản xuất theo chuỗi, gắn chặt với yêu cầu thị trường. Hồ tiêu sạch các loại, có thương hiệu, có chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng chỉ xã hội – môi trường… sẽ dễ dàng tiêu thụ với giá trị gia tăng cao hơn" – ông Hải nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 10.2017 đạt 11.039 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 50,94 triệu USD, giảm 18,3 % về lượng và giảm 21,6 % về giá trị so với tháng trước nhưng tăng 21,0% về lượng và giảm 20,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.614 USD/tấn, giảm 3,95 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 9/2017. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 192.235 tấn tiêu các loại, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,02 tỷ USD.
Xem thêm thông tin giá tiêu hôm nay trong tuần:
- Giá tiêu hôm nay 17/11 không có nhiều thay đổi
- Giá hồ tiêu xuất khẩu giảm mạnh do tồn kho nhiều
- Giá tiêu hôm nay 18/11 báo tăng 1.000 đồng/kg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét