Giá tiêu hôm nay 29-11 đã liên tục giảm về mốc 75.000 đồng/kg, cách xa so với mốc đỉnh điểm 170.000-200.000 đồng/kg như 1 năm trước đây. Trong một chiều hướng khác, giá tiêu xuất khẩu bình quân trong 11 tháng đầu năm nay cũng giảm tới 33% chỉ đạt 5.377 USD/tấn. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã lên tiếng lý giải về giá tiêu hiện nay.Chưa bao giờ giá tiêu trong mấy ngày hôm nay giảm giá mạnh như thời điểm này.
>>> Xem thêm thông tin giá tiêu hôm nay tại daklak: http://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-hom-nay-2911-phuc-hoi-tro-lai-tai-mot-so-dia-phuong-gia-tieu-hom-nay-van-lang-song-38719.html
Giá tiêu hôm nay 29-11 vẫn đang ở mức bét
|
Được xếp vào hạng cường quốc về xuất khẩu hồ tiêu, cây tiêu cũng đem lại lợi nhuận "khủng" cho nông dân. Thế nhưng mọi chuyện đã khác khi năm nay giá hồ tiêu giảm thê thảm. Nhà nhà ào ạt trồng tiêu, nhưng chất lượng thì không đảm bảo... Nhiều thị trường nhập khẩu cũng đã "phản ứng" vì tiêu Việt Nam tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)...
Những lời cảnh báo…
Giữa năm 2015, khi hồ tiêu đang ở thời điểm "hoàng kim" vì mang lại lợi nhuận "khủng", lọt vào top những nông sản xuất khẩu tỷ đô... thì Hiệp hội Gia vị châu Âu đã có thư gửi Bộ NNPTNT cảnh báo dư lượng hóa chất trong hạt tiêu Việt Nam. Thư cảnh báo khiến cả người trồng tiêu và giới kinh doanh "giật mình" nhìn lại. Sang năm 2016, một số nước châu Âu tiếp tục cảnh báo khi phát hiện hàm lượng chất diệt nấm Carbendazim vượt quá giới hạn cho phép trong lô hàng hạt tiêu đen của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo bảng tổng hợp giá tiêu xuất khẩu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu đã về vị trí hạng "bét" so với các đối thủ khác trên thế giới. Không chỉ vậy, ở sản phẩm tiêu trắng (tiêu sọ), giá chung cũng giảm nhưng hàng Việt Nam vẫn có giá thấp hơn so với các nước khác. Đặc biệt, tiêu trắng Trung Quốc có giá cao gấp đôi tiêu trắng Việt Nam.
Theo kết quả tổng hợp cảnh báo của EU, từ đầu năm 2015 đến giữa năm 2016, có 17 lô hàng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam bị phát hiện chứa dư lượng của 11 loại thuốc BVTV vượt mức quy định và cảnh báo về 3 chất có tần suất xuất hiện cao khác. Còn tại thị trường Nhật Bản, cơ quan chức năng nước này cũng đã đưa mức dư lượng hoạt chất Carbendazim trong hạt tiêu về mức 0, nếu không đạt chuẩn này, Nhật Bản sẽ từ chối nhập tiêu Việt Nam.
Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu tăng cao đã đem lại mức siêu lợi nhuận cho người trồng trong những năm qua, từ 300 triệu đến trên 1 tỷ đồng/ha. Do đó, nông dân đã ồ ạt mở rộng diện tích.
Diện tích thống kê năm 2017 đã tăng gấp đôi so với năm 2013, đã có 28 tỉnh, thành trồng tiêu. Phía Bắc mở rộng đến Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa… Phía Nam mở rộng đến đất liền của Kiên Giang, Cà Mau… Các tỉnh có diện tích tiêu tăng đột biến và đứng đầu cả nước là Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Phước… Chính việc gia tăng sản xuất một cách ào ạt, không kiểm soát, không theo quy hoạch, chạy theo lợi nhuận… đã đẩy hồ tiêu Việt Nam cũng như nhiều nông sản khác vào thế khó. Để tăng năng suất, tận dụng thời điểm giá bán cao trong khi phải đối mặt với bệnh chết nhanh chết chậm ngày càng lan rộng, nhiều nhà vườn trồng tiêu đã lạm dụng thuốc BVTV. Từ đó, dẫn đến kết quả dư lượng các hoạt chất cấm trên sản phẩm cao, thị trường nhập khẩu từ chối nhập hàng…
"Trong bối cảnh giá hồ tiêu ở mức cao, việc sản xuất theo hướng bền vững sẽ làm giảm năng suất của vườn tiêu xuống khoảng 50-70% nên rất khó để thuyết phục nông dân" - ông Đỗ Hà Nam, nguyên Chủ tịch VPA, Tổng Giám đốc Intimex từng chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cũng trăn trở rằng, năm nay, hồ tiêu Việt Nam rơi vào thế khó khăn vì các nước nhập khẩu đều lập rào cản, gây bất lợi cho hồ tiêu nước ta. Bên cạnh các yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV, các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, về thị trường… cũng đòi hỏi người trồng tiêu phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Giá tiêu hạng "bét"
Hoạt động thương mại, xuất khẩu hồ tiêu những năm qua cũng rất nhộn nhịp, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng mạnh và mở rộng khắp nơi đã giúp nông dân tiêu thụ được hết lượng sản phẩm sản xuất ra, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng đầu thế giới với tỷ trọng trên 58% lượng xuất khẩu toàn thế giới.
Thế nhưng, do diện tích tăng quá nhanh, cung vượt cầu nên giá tiêu bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm 2016 đến nay. Có thời điểm tiêu được thương lái thu mua với giá gần 200.000 đồng/kg nhưng đến đầu năm nay chỉ còn mức 80.000 đồng/kg.
Đối với tiêu xuất khẩu, giá tiêu Việt Nam đã "tụt dốc không phanh" kéo theo giá thu mua hồ tiêu nội địa cũng tụt giảm đến 50% trong vài ba tháng qua. So với Indonesia, Malaysia, Trung Quốc… tiêu đen, tiêu trắng Việt Nam đang có giá thấp nhất trên thị trường xuất khẩu.
Ông Đỗ Hà Nam thông tin thêm, mặc dù xu thế giảm giá này không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, song không thể dự đoán trước được mức giá đã giảm quá sâu khi dự báo nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu vẫn tăng 4 – 5% trong năm nay.
Theo ông Nam, so với các đối thủ xuất khẩu hồ tiêu như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… giá hồ tiêu Việt Nam đã giảm sâu và tụt về vị trí hạng "bét" trong bảng so sánh. Riêng Ấn Độ, cả giá nội địa và giá xuất khẩu tiêu đen Malabar của nước này luôn cao gấp đôi so với giá tiêu Việt Nam (xem đồ họa). Giá tiêu đen Lampung của Indonesia, Sarawak của Malaysia cũng cao hơn tiêu Việt Nam, ở mức lần lượt là 6.688 USD/tấn và 7.650 USD/tấn trong tháng 4 và giảm còn 5.410 USD/tấn đối với tiêu Lampung, 7.650 USD/tấn đối với tiêu ASTA trong tháng 5, trong khi của Việt Nam là 4.518 USD/tấn.
Giá tiêu trong nước cũng tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Từ đầu tháng 4 tới nay, giá tiêu đã giảm 50%, từ mức 150.000 đồng/kg xuống còn xấp xỉ 80.000 đồng/kg.
Theo bà Nguyễn Mai Oanh - Tổng Thư ký VPA, giá hồ tiêu thế giới giảm mạnh chủ yếu do… trồng tiêu của Việt Nam. Cụ thể, từ 2013, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới đã tăng diện tích trồng mới một cách chóng mặt và cho sản lượng rất cao, cao hơn 50.000 tấn so với những năm trước đó.
Đọc thêm nhiều bài viết liên quan giá tiêu hôm nay:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét