Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Gia tieu hom nay 30.11 tiếp tục không có nhiều thay đổi

Gia tieu hom nay 30.11 tiếp tục không có nhiều thay đổi trong nhiều tháng qua. Giá tiêu hôm nay hầu như không đổi tại hầu hết các tỉnh, thành được khảo sát. Hiện, giá hồ tiêu hiện giao dịch trong khoảng 76.000 – 77.000 đồng/kg.


>>> Xem thêm thông tin giá tiêu hôm nay tại daklak

Giá tiêu hôm nay 30.11 không có nhiều biến động

Tại Ấn Độ, giá hồ tiêu giao ngay duy trì đà giảm vì cảm nhận về thị trường giá xuống được hình thành sau khi báo cáo cho biết sự xuất hiện ngày càng nhiều của hồ tiêu nhập khẩu giá rẻ.


Giá tiêu hôm nay 30.11 không có nhiều biến động

Giá tiêu hôm nay 30.11 không có nhiều biến động

Trên thị trường đầu mối, 10 tấn hồ tiêu các loại được giao dịch với mức 375 rupee/kg. Hồ tiêu Ấn Độ xuất khẩu sang châu Âu ở mức giá 6.700 USD/tấn và sang Mỹ là 6.950 USD/tấn.


Theo khảo sát của phóng viên Dân Việt, giá tiêu hôm nay tại các vùng nguyên liệu ở Việt Nam tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Cụ thể, giá tiêu ngày 21.11 tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước ở mức 77.000 đồng/kg; giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, đạt 77.000 đồng/kg, tại Gia Lai giữ nguyên mức 76.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay giữ nguyên mức 78.000 đồng/kg từ tuần trước. 


Trái với mong ước và kì vọng của nhiều nông dân cũng như những người buôn hồ tiêu, giá hồ tiêu vẫn đang có xu hướng giảm suốt từ đầu năm tới nay. Theo đó, thời điểm tháng 2-3 là thời kỳ bắt đầu thu hoạch vụ 2017, giá tiêu trung bình nông dân bán ra khoảng 110.000 – 125.000 đồng/kg, nhưng tới tháng 7 giảm chỉ còn khoảng 85.000 đồng/kg tiêu đen đầu giá loại 500g/l, và tính đến nay, giá tiêu lại càng tụt sâu hơn và rất khó hồi phục do nguồn cung ra thị trường thế giới còn rất dồi dào. 


Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), tổng nguồn cung toàn cầu năm 2017 sẽ khoảng 460.000 tấn, cao hơn 2016 khoảng 25.000 tấn, tăng 6-7%, trong khi tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu chỉ khoảng 3%, như vậy cung đang cao hơn cầu.


Năm 2018, tuy năng suất hồ tiêu một số nước sản xuất lớn (trong đó có Việt Nam, nước sản xuất lớn nhất) có thể giảm, nhưng do diện tích cho thu hoạch vẫn tăng nên tổng nguồn cung toàn cầu 2018 vẫn sẽ cao hơn 2017 và cao hơn nhu cầu. 


IPC nhận định, nguồn cung cao hơn cầu khiến giá thế giới có xu hướng không tăng, lợi nhuận từ sản xuất hồ tiêu với nông dân sẽ không thể được như trước đây. 


Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn do một loạt rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường có giá trị gia tăng cao như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan...


Trước thực trạng trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đề xuất nhóm 7 giải pháp cơ bản để có thể phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam.


Nông dân huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) chăm sóc vườn tiêu. Ảnh: Nguyễn Đông


Một là tập trung nguồn lực vào khâu sản xuất và sau thu hoạch, trong đó đặc biệt quan tâm tới quy hoạch vùng sản xuất phù hợp, có chiến lược và hành động cụ thể từ nghiên cứu, chuyển giao, khuyến nông đào tạo tới việc tổ chức liên kết sản xuất - tiêu thụ, cung cấp thông tin về canh tác và thông tin thị trường cho từng vùng.


Đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu, đăc biệt trình độ canh tác theo VietGAP, Global GAP, canh tác theo hướng xen canh. Các cơ quan chuyên trách của ngành nông nghiệp trung ương, địa phương và các doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu đều phải có trách nhiệm để có hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu. 


Hai là hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về hóa chất sử dụng trên hồ tiêu, rà soát và nhanh chóng nhất có thể, loại bỏ các hoạt chất mà các thị trường nhập khẩu đã hạn chế hoặc cấm nhập; Hoàn thiện Bộ Tài liệu tập huấn về Qui trình canh tác HT theo GAP; Quản lý chặt hơn nữa việc SX và phân phối thuốc BVTV...


Ba là kết nối với các tổ chức quốc tế như Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA), Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA), Tổ chức Quốc tế của Hiệp hội Thương mại Gia vị (IOSTA) và nhiều tổ chức khác để chia sẻ thông tin về yêu cầu thị trường, về chất lượng... nhằm hỗ trợ sản xuất hồ tiêu Việt Nam đáp ứng nhu cầu/ tiêu chuẩn quốc tế.


Bốn là tổ chức liên kết SX hồ tiêu theo chuỗi, có chứng nhận xuất xứ vùng trồng, giảm bớt trung gian trong khâu thu mua nguyên liệu để có thể kiểm soát được chất lượng, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn, có giá trị cao như Mỹ, châu Âu...


Năm là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để mở rộng và giữ vững thị trường;


Sáu là, xét trên nhiều yếu tố, trong tương lai Việt Nam vẫn sẽ là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, có thể chi phối thị trường gia vị thế giới, do đó cần sớm hình thành sàn giao dịch hàng hoá hồ tiêu để hồ tiêu Việt Nam thực sự trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp cao từ tổ chức sản xuất tới tiêu thụ đồng thời giúp tăng tính minh bạch, giảm thiểu rủi ro giá cả và thương mại cho cả nông dân trồng hồ tiêu và các doanh nghiệp xuất khẩu.


Bảy là, nhìn tổng thể cung/cầu hồ tiêu toàn cầu, để ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững, cần quy hoạch diện tích trồng hồ tiêu cả nước ổn định ở mức 100.000 ha, cho sản lượng khoảng 150.000 tấn/năm, trong đó tiêu chất lượng cao đạt 90%, với cơ cấu sản phẩm: Tiêu đen khoảng 70% (trong đó tiêu đen nghiền bột khoảng 15%), tiêu trắng khoảng 30% (trong đó tiêu trắng nghiền bột khoảng 25%).


Đọc thêm thông tin giá tiêu hôm nay trong tuần:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét