CTCP Chứng khoán Rồng Việt - VDSC (ảnh minh họa) |
Chú trọng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn
Theo ông Hoàng Thạch Lân - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân của CTCP Chứng khoán Rồng Việt, trong tháng 4, ngưỡng kháng cự của VN-Index sẽ vào khoảng 1.200 - 1220 điểm. Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra trên diện rộng hơn thì có khả năng ảnh hưởng đến thị trường.
Tuy nhiên vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, các công ty sẽ dần công bố báo cáo tài chính quý I. Bên cạnh đó, vào mùa Đại hội cổ đông sẽ có nhiều thông tin doanh nghiệp. Theo ông Lân, cần chú ý đến các doanh nghiệp lớn và sắp chia thưởng, bởi vì khi các doanh nghiệp này có lợi nhuận cao mà chia cổ phiếu thưởng thì khả năng giá sẽ hồi phục và kỳ vọng tăng tiếp. Đáng chú ý các mã như PNJ, REE hay FPT, đây chính là những yếu tố hỗ trợ cho thị trường thời gian tới.
Ông Lân khuyến nghị nhà đầu tư nên tập trung vào nhóm cổ phiếu Large-cap. Bởi theo ông Lân, đối với cổ phiếu như Small cap là những mã có nền tảng thấp, chất lượng báo cáo tài chính không đáng tin cậy. Trong khi đó Large-cap là nhóm sẽ ảnh hưởng lớn nhất khi thị trường tăng.
Nhìn vào nhóm ngành, ông Lân cho rằng cổ phiếu ngân hàng cần được chú ý vì đây là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trên thị trường, đóng góp vào chỉ số VN-Index lớn nhất. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh quý I của nhiều ngân hàng có thể rất tốt. Ngoài ra, kế hoạch nới room trong thời gian tới sẽ là một thông tin tích cực ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đâu tư.
Liệu cổ phiếu dầu khí sẽ hồi phục
Giá dầu được dự báo vẫn sẽ tích cực trong năm 2018 mặc dù một số rủi ro có thể đến như việc sản lượng dầu đá phiến từ Mỹ tăng mạnh và Mỹ có thể vượt mặt Ả Rập Xê Út để trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới và tạo áp lực lên nguồn cung cầu dầu thế giới hay việc OPEC và đồng minh có thể cắt giảm thỏa thuận sớm hơn với dự kiến.
Các cổ phiếu nhóm dầu khí liệu có tăng trưởng trong năm 2018? |
Bên cạnh những rủi ro trên thì 2018 vẫn hứa hẹn sẽ là năm ngành dầu khí có thể tăng trưỏng.
Về nguồn cung, OPEC và Nga quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018 với khoảng 1,8 triệu/ngày.
Về nhu cầu, các nền kinh tế lớn như Trung Quốc hay nền kinh tế mới nổi ở châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực và là động lực chính kéo nhu cầu dầu thô của thế giới tăng 1,3-1,5 triệu thùng/ngày. Nhiều tổ chức lớn trên thế giới nhận định giá dầu trong năm 2018 sẽ dao động ở trên mức 60 USD/thùng.
Việc giá dầu hồi phục sẽ là điều kiện quan trọng để các dự án dầu khí lớn trong nước có thể khởi động. Theo quy hoạch, các dự án đường ống dẫn khí như Lô B Ô Môn, Nam Côn Sơn 2 – GDD2 hay các mỏ Sư tử trắng GDD2, Cá Rồng đỏ, Sao Vàng – Đại Nguyệt sẽ đi vào vận hành trong giai đoạn 2019 – 2022.
Một điểm đáng chú ý khác, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ thoái vốn tại một số công ty từ năm 2018 trở đi có thể xem là thông tin hỗ trợ cho đà tăng giá cổ phiếu dầu khí trong thời gian tới.
Nguồn dữ liệu: Rồng Việt Research |
GAS hưởng lợi từ giá dầu tăng và việc thoái vốn
Trong số này, theo chuyên gia phân tích Trần Hà Xuân Vũ của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì cổ phiếu GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP) sẽ hưởng lợi trực tiếp nhất vì thoái vốn thì giá dầu tăng sẽ làm giá bán của GAS cho khách hàng sẽ tăng.
Sản lượng cũng kì vọng tăng do năm 2017 các nhà máy nhiệt điện huy động không nhiều nhưng từ năm 2018 trở đi sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện sẽ nhiều hơn từ đó nhu cầu về khí sẽ tăng. Việc cả giá dầu và sản lượng tăng sẽ giúp cho kết quả kinh doanh của GAS tăng trưởng.
Liên quan đến thoái vốn, chuyên gia Trần Hà Xuân Vũ đánh giá đây sẽ là cơ hội tăng giá cho cổ phiếu GAS giống như diễn biến của cổ phiếu SAB (Tổng CTCP Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn) trước đây, chuyên gia cho rằng SAB đã tăng thậm chí vượt hơn nhiều giá trị thực của mình trong khoảng thời gian thông tin thoái vốn được đưa ra.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng không ngoại trừ các rủi ro về giá dầu giảm do sức ép từ Mỹ. Ngoài ra, rủi ro có thể đến từ việc PVN mua lại tỷ sỡ hữu về dự án Lô B Ô Môn (51%) khiến GAS không ghi nhận thu nhập từ sản lượng khí của dự án này. Và một rủi khác đó là các dự án của công ty cũng có thể không thực hiện được đúng như tiến độ.
Diễn biến giá cổ phiếu GAS tính từ đầu năm 2017 đến nay (nguồn: VNDirect) |
PVD sẽ cải thiện kết quả kinh doanh?
Một cổ phiếu đáng chú ý khác trong nhóm dầu khí là PVD (Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí), chuyên gia Trần Hà Xuân Vũ cho rằng khi giá dầu tăng thì khối lượng công việc cho các giàn khoan của PVD nhiều hơn và giá cho thuê dàn dự kiến sẽ tăng. Rủi ro lớn nhất của PVD là dàn PV Drilling V sẽ không hoạt động cho đến cuối năm 2019.
Dàn khoan PV Drilling V được kì vọng cung cấp dịch vụ khoan cho dự án Cá Rồng đỏ nhưng gần đây có những rủi ro liên quan tới dự án này. Tuy nhiên theo chuyên gia dự báo thì kết quả kinh doanh của PVD năm 2018 sẽ được kì vọng cao hơn khi khối lượng công việc nhiều hơn. Tuy vậy cũng không ngoại trừ rủi ro từ khoản trích lập dự phòng khoảng 200 tỷ đồng của Công ty.
Dự báo kinh doanh của PVD trong năm 2018, ông Hoàng Thạch Lân cũng cho rằng PVD sẽ có kết quả khả quan hơn và có thể ngay trong quý I/2018, PVD tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Việc trích lập dự phòng, ông Lân cho rằng đây có thể là cơ hội cho Công ty khi vào tương lai có thể hoàn nhập lại và làm tăng lợi nhuận bất thường.
Diễn biến giá cổ phiếu PVD tính từ đầu năm 2017 đến nay (nguồn: VNDirect) |
PVS và Dự án Cá Rồng đỏ
Cổ phiếu đang rất được quan tâm gần đây là PVS (Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam), chuyên gia Trần Hà Xuân Vũ cho rằng PVS sẽ gặp rủi ro từ việc Dự án Cá Rồng đỏ bị dừng khiến kết quả kinh doanh của công ty năm 2018 sẽ giảm nhẹ so với năm 2017.
Theo ước tính của chuyên gia, trong dài hàn việc dừng Dự án sẽ làm lợi nhuận của PVS giảm khoảng 200 tỷ đồng. Nhưng lợi nhuận có thể cải thiện từ năm 2019 khi PVS ghi nhận kết quả từ Dự án Sao vàng – Đại Nguyệt và các gói thầu khác như Sư tử Trắng – giai đoạn 2 hay Nam Côn Sơn – giai đoạn 2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét